Mũ lưỡi trai là gì
Mũ lưỡi trai là loại mũ có phần chụp đầu dạng hình tròn tránh nắng cho đỉnh đầu, phần nhô ra hình bán nguyệt mang dáng dấp hình con trai nên được gọi là mũ lưỡi trai. Đây là cái tên người miền Bắc và Bắc Trung Bộ hay dùng. Còn nếu bạn chợt thoáng nghe ai đó nhắc đến nón kết thì bạn có thể đoán ngay người đó ở miền Nam và Nam Trung Bộ. Trong tiếng Anh thì mũ lưỡi trai được gọi là cap.
Ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX, lấy cảm hứng từ hình ảnh khá kinh điển được tìm thấy trên một ngôi mộ, hình ảnh người đàn ông đội một chiếc mũ rơm. Ban đầu chúng phục vụ cho nhu cầu che nắng cho các tuyển thủ bóng chày hay những môn thể thao ngoài trời, sau này với sự thay đổi không ngừng của thời trang, mũ lưỡi trai nam được anh em coi như người bạn thân vừa đẹp người lại bảo vệ mình.
Một chiếc mũ lưỡi trai nam đẹp trước hết phải thật sự phù hợp và mang lại cho bạn sự thoải mái cũng như đúng với nhu cầu sử dụng. Vì vậy trước khi ra quyết định mua, hãy cân nhắc đến chất liệu để bạn không phải bất ngờ sau một thời gian sử dụng.
Chất liệu mũ lưỡi trai nam thông dụng
Vải cotton
Ưu điểm:
Cotton chắc chắn đã quá quen thuộc với bạn vì nó được sử dụng trong hầu hết bất cứ các item thời trang nào. Là loại vải làm từ bông thiên nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và độ an toàn của nó, không gây kích ứng da, dị ứng tự nhiên. Cotton mềm mại và thoáng khí, và có khả năng thấm hút tốt, tức là bao gồm khả năng cách nhiệt và kiểm soát độ ẩm.
Mũ lưỡi trai cotton sẽ là một sự lựa chọn đáng được cân nhắc hàng đầu nếu bạn sử dụng mũ cho các hoạt động ngoài trời. Với những ưu điểm của nó, tóc bạn sẽ không bị bết dính, hay mất nếp, bạn có thể thoải mái đội chiếc mũ lưỡi trai đẹp của mình, cũng có thể tự tin tháo mũ mà không lo vẻ ngoài bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, người ta thường pha thêm các loại vật liệu khác như polyester hoặc rayon giúp sản phẩm bền hơn trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm:
Không có cái gì là hoàn hảo. Và cotton có một nhược điểm rất dễ nhận biết. Đó là dễ nhăn và dễ co, đặc biệt là sau khi giặt. Điều này cần bạn chú ý hơn rất nhiều trong quá trình bảo quản mũ.
Vải polyester
Ưu điểm:
Đây là một loại sợi tổng hợp được làm từ nhựa tái chế. nó thường được sử dụng như một thành phần chính trong mũ. Nó không chỉ bền, mà còn có khả năng chống nước và mài mòn. Chính đặc điểm này khiến polyeter trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống thấm nước, chống bụi và chống cháy. Đồng thời, chúng có khả năng chống co rút rất tốt mà không bị nhăn khi giặt và được dùng trong sản xuất gối, chăn đệm, túi ngủ,….
Đặc biệt khi làm chất liệu cho mũ lưỡi trai, thì poly trở nên tối ưu hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, chất liệu mũ này khi lên màu cho sản phẩm, lại cực kì bắt mắt và màu sắc rất ấn tượng.
Nhược điểm:
Polyester với độ dày cao và trọng lượng lớn. Vì vậy, nếu mũ được may hoàn toàn bằng loại chất liệu này sẽ có cảm giác thô cứng và bí bách. Để giữ chiếc mũ Vải polyester sử dụng lâu dài, bạn cũng chú ý nên bảo quản chăm chút chiếc mũ của mình một chút, không dùng chất tẩy mạnh cũng như phơi ngoài nắng quá to vì chất vải rất dễ bị bay màu.
Vải kaki
Ưu điểm:
Vải kaki thường được biết đến dùng để may đo quần, áo, đồng phục. Ngoài ra, với mũ lưỡi trai đẹp, chúng cũng là một trong những sản phẩm được ưa thích. Màu sắc và kiểu dáng của mũ lưỡi trai kaki rất đa dạng, thoải mái cho bạn lựa chọn. Ngoài ra lí do để nhiều bạn nam lựa chọn mũ lưỡi trai nam kaki là nhờ những ưu điểm của nó: đọ bền tốt, mát, ít nhăn, có thể co giãn và mức độ hút ẩm tương đối ổn.
Mũ lưỡi trai nam phù hợp với mọi lứa tuổi, nên vấn đề về tuổi tác không làm quá khó vải kaki.
Nhược điểm:
– Không phù hợp với những thiết kế cầu kỳ: Do hầu hết các loại vải kaki khá cứng, có độ co giãn kém nên chúng không phù hợp cho những thiết kế đòi hỏi sự chi tiết, cầu kỳ cao. Chính vì vậy, dù có màu sắc đa dạng song loại vải này vẫn chỉ được dùng cho những trang phục đơn điệu.
– Giá vải Kaki khá đắt: Do vải kaki thường được làm bởi 100% cotton nên giá khá cao. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, bởi các nhà sản xuất vẫn thường hạ giá thành bằng cách thêm các loại chất liệu khác.
Vải nylon
Nếu muốn một chiếc mũ mỏng và nhẹ? Hãy cân nhắc vải nylon.
Ưu điểm:
Đây là một loại vải nhân tạo, nó tương tự như polyester nhưng được làm từ nhựa. Từ xưa đến nay, vải nylon luôn mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái trong những ngày hè nóng nực do đặc điểm thoáng khí. Trên hết, nylon rất dễ chăm sóc và bảo quản. Nó có khả năng chống nhăn tốt, mặc dù tần suất sử dụng và giặt của bạn khá nhiều.
Vải nylon còn được biết tới là một loại vải dù mà bạn vẫn hay lựa chọn cho kiểu mũ thể thao. Kiếu dáng thiết kế có rất nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn. Các màu sắc khá tươi sáng và đồng màu thể hiện sự năng động, trẻ trung.
Nhược điểm:
Ưu điểm chống thấm nước cũng đồng thời là nhược điểm của vải nylon. Nó gây bí do không thoát được mồ hôi, đặc biệt với thời tiết nóng. Thêm nữa, vải nylon cũng khó được lòng các tín đồ yêu môi trường do không có khả năng phân hủy sinh hoc như các loại vải khác.
Vải lanh
Ưu điểm:
Tương tự như vải cotton, vải lanh có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, do đó lựa chọn mũ vải lanh là phù hợp. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu trong những ngày hè thời tiết nóng ấm.
Ngoài ra, vải lanh là một trong những loại vải tự nhiên (vải bông, vải lụa, vải len, vải lanh, vải tre) có độ bền rất tốt. Do đó, chúng có thể giữ form mũ tốt, không lo bị nhão hay sờn rách trong quá trình giặt máy giặt.
Hơn thế, những loại vải tự nhiên như cotton, lanh,… là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì dễ dàng phân hủy cũng như không phải sử dụng quá nhiều phân bón hay thuốc trừ sâu. Về điểm này thì chúng hơn hẳn vải polyester và vải nylon.
Nhược điểm: Vải lanh có độ co giãn & đàn hồi kém, cũng rất dễ bị nhăn. Do đó, tốt nhất bạn dành một góc riêng cho những chiếc mũ vải lanh của mình.
Cách bảo quản và giữ gìn mũ như mới
Làm sao để chiếc mũ sau một thời gian sử dụng không bị “lạc trôi” đi những vẻ đẹp ban đầu? Chỉ cần bạn bỏ túi một số bí kíp sau đây
Không bỏ mũ ở ngoài trời quá lâu
- – Để mũ ngoài trời trong một thời gian dài sẽ làm chiếc mũ của bạn bị xơ đi và mất màu kha khá đấy.
- – Giữ mũ của bạn trên kệ trong tủ quần áo của bạn, hoặc tốt nhất là treo chúng lên kệ hoặc giá. Hãy xem lại đâu là chất liệu chiếc mũ đang có và bảo quản chúng cho phù hợp
Vệ sinh mũ hàng tuần
- – Nếu bạn thường xuyên diện mũ, hãy đảm bảo bạn dành thời gian hàng tuần để làm sạch bụi hoặc xơ vải tập hợp trên đầu bằng cách chải nắp bằng bàn chải xơ. Bạn nên dùng những chiếc bàn chải chuyên dụng, hay bàn chải nhẹ để chiếc mũ không bị mất form
- – Nếu bạn không thể tìm thấy bàn chải xơ, bạn cũng có thể sư dụng môt chiếc máy hút bụi thay thế, nhưng hãy để nấc nhỏ nhất.
- – Khi bạn có một bộ sưu tập mũ, thì dễ nhiên sẽ có những chiếc mũ bạn không dùng khá lâu. Hãy thường xuyên đem chúng ra để xử lí bụi bám bẩn, dù cho bạn không dùng.
Bảo quản mũ với sự cẩn thận
- – Không nên bóp mũ hay để chúng ở nơi chật hẹp vì sẽ làm nó rất dễ bị mất form và cũ đi trông thấy. Khi bạn không muốn đội mũ nữa hãy treo chúng bên thắt lưng, hay balo.
- – Chúng ta vẫn gặp những cơn mưa bất chợt ngoài đường khi đang diện mũ. Với nước mưa, bạn phải thực sự chú ý đến. Đơn giản nhất bạn có thể cất chúng vào túi một cách cẩn thận. Hoặc khi mũ bị ướt, về tới nhà bạn phải làm sạch chúng lập tức.
- Trên đây là những lưu ý bạn cần phải để ý tới khi muốn bảo quản mũ của mình được tươi mới. Đừng rời đi mà hãy tiếp tục với những cách giặt mũ cho từng loại mũ nhé!
- Cách giặt các loại mũ lưỡi trai
- Hiện tại có rất nhiều shop bán lọ dung dịch vệ sinh nón kết rất tiện lợi giúp bạn vệ sinh nhanh những vết bẩn nhỏ. Nhưng với những vết bẩn khó sạch, bạn hãy giặt chiếc mũ yêu thích của bạn bằng một vài mẹo đơn giản:
- – Để giữ cho phần mũ của bạn sạch sẽ, hãy đổ đầy một xô nước ấm, sau đó thêm khoảng một muỗng cà phê bột giặt nhẹ.
- – Ngâm chiếc mũ trong khoảng nửa giờ, sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy. Hãy chắc chắn rằng xà phòng đã được rửa sạch hoàn toàn trước khi làm khô (mũ phải không bị trơn hoặc dính). Hãy để mũ khô tự nhiên, nên phớt chỗ ít ánh nắng chiếu vào. Như thể sẽ giữ được màu mũ của bạn.
- – Mặc dù có thể rất hấp dẫn khi giặt máy, nhưng phương pháp này tốt nhất nên tránh vì nó có thể làm hỏng hình dạng của mũ
Lời kết
- Không có gì là hoàn hảo cả. Xác định tiêu chí đầu tiên cho chiếc nón kết bạn mong muốn là gì? Làm đậm phong cách cá nhân hay muốn một chiếc mũ lưỡi trai che nắng che mưa thực thụ. Từ đó, dựa vào chất liệu cũng như phong cách, kiểu tóc của bạn sẽ giúp bạn lựa được một chiếc nón kết cực dễ dàng và sử dụng lâu dài mà không phải mua mới quá nhiều
https://www.facebook.com/maymuhunganh/
Liên hệ với chúng tôi
XƯỞNG MAY MŨ HÙNG ANH
Hỗ trợ 24/24, tư vấn nhiệt tình trước và sau khi đặt hàng
Hotline Fb – Zalo :0971.663.683 – Tư vấn: Ms. Hà: 0971.663.863
CSKH: 0221.6338.628 – 0838.383.628
website: xuongmaymu.com
email: xuongmaymuhunganh@gmail.com